Xsmb 200 Ngày

Người chăn nuôi lao đao vì thua lỗNgày 19.10, gi&aacu gentlemen's club - deepstroke ben 10

【gentlemen's club - deepstroke ben 10】Giá heo chạm đáy, hàng lậu thẩm lậu vào nội địa

Người chăn nuôi lao đao vì thua lỗ

Ngày 19.10,áheochạmđáyhànglậuthẩmlậuvàonộiđịgentlemen's club - deepstroke ben 10 giá heo hơi bình quân trên thị trường cả nước chỉ còn khoảng 49.000 đồng/kg, thậm chí một số địa phương xuống mức 46.000 - 47.000 đồng/kg. Với mức giá này, người chăn nuôi xuất chuồng một con heo lỗ khoảng 400.000 đồng. Một số hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai than thở, giá heo hơi đã chạm tới mức thấp nhất hồi tháng 4 - 5 vừa rồi. Ở thời điểm đó, chi phí thức ăn còn cao nên xuất chuồng 1 con heo lỗ đến khoảng nửa triệu đồng. Gần đây, chi phí thức ăn giảm nhẹ nên mức độ thua lỗ hiện tại giảm đi chút ít. Tuy nhiên, nếu thị trường cứ kéo dài như hiện nay thì khả năng bà con không cầm cự nổi.

Giá heo chạm đáy, hàng lậu thẩm lậu vào nội địa - Ảnh 1.

Giá heo hơi bình quân hiện chỉ còn 49.000 đồng/kg

CHÍ NHÂN

Thực tế, sau khi chạm đáy hồi tháng 4 - 5, giá heo hơi VN đã khởi sắc và tăng vọt lên mức 66.000 - 67.000 đồng/kg trong tháng 7 và 8. Ở thời điểm đó, giá heo hơi của VN cao hơn mức bình quân của khu vực hơn 10.000 đồng/kg, nên các hiệp hội và chuyên gia trong ngành đã lên tiếng cảnh báo về tình trạng thẩm lậu heo, trâu, bò, gà từ các nước lân cận vào VN. Việc vận chuyển gia súc, gia cầm sống vào thị trường nội địa ngoài yếu tố kinh tế còn nguy cơ về môi trường, dịch bệnh và sức khỏe người tiêu dùng. Thế nhưng, tới thời điểm này, tình trạng trên vẫn đang diễn biến phức tạp. 

Ông Nguyễn Xuân Dương, Chủ tịch Hội Chăn nuôi VN, nhấn mạnh: Để phát triển chăn nuôi bền vững, cần tuân thủ các quy tắc: kiểm soát thật tốt dịch bệnh, kiểm soát tốt an toàn thực phẩm, kiểm soát tốt môi trường, tổ chức các chuỗi liên kết chăn nuôi tuần hoàn trong các ngành hàng gia cầm, trứng, sữa. Để những quy tắc này thực hiện hiệu quả, một trong những vấn đề cốt lõi là kiểm soát nhập lậu. Đây là vấn đề lớn, tác động toàn bộ chuỗi giá trị của chăn nuôi bền vững.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thanh Sơn, Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm VN, lo lắng: Chưa bao giờ ngành chăn nuôi thua lỗ, lao đao như hiện nay. Sau khi "gồng mình" vượt qua đại dịch, lại phải đối phó tình trạng nhập lậu trong khi sức mua của thị trường trong nước chưa hết khó khăn. Tình trạng buôn lậu gia súc, gia cầm diễn biến rất phức tạp, đặc biệt là tại các khu vực giáp biên. "Lâu nay đã tồn tại đường dây buôn lậu lớn với các ngành hàng heo, gia cầm, bò; hậu quả của buôn lậu với ngành gia súc, gia cầm là rất nặng nề như gây ra dịch bệnh, phá vỡ thị trường trong nước", ông Sơn cho biết.

Gia súc, gia cầm vẫn thẩm lậu vào VN

Từ đầu năm đến nay, Thủ tướng đã ký 2 công điện chỉ đạo về ngăn chặn, phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép các loại gia cầm, gia súc qua biên giới vào VN. Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia và Bộ NN-PTNT liên tục ban hành rất nhiều văn bản, tổ chức các đoàn công tác nhưng việc triển khai của các địa phương vẫn còn hạn chế nên tình trạng thẩm lậu gia súc, gia cầm lậu vẫn tồn tại.

Ông Lương Trọng Quỳnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn, cho biết: Từ đầu năm đến nay, cơ quan chức năng địa phương đã xử phạt vi phạm hành chính trên 214 triệu đồng; tịch thu, buộc tiêu hủy hàng hóa, tang vật vi phạm hành chính, gồm: 101.800 con gà vịt giống, 8.532 kg sản phẩm từ gia cầm các loại. Dự báo trong thời gian tới, tình trạng buôn bán gia cầm nhập lậu sẽ còn diễn biến phức tạp. UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ tăng cường tuần tra kiểm soát dọc biên giới, làm tốt công tác phối hợp với các cơ quan khác, lập các chuyên án, phối hợp lực lượng biên phòng xử lý tốt các trường hợp vi phạm.

Ở khu vực biên giới phía nam, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó giám đốc Sở NN-PTNT Long An, thông tin: Long An có đường biên giới tiếp giáp 2 tỉnh Svay Rieng và Prey Veng thuộc Campuchia với tổng chiều dài 133 km qua 20 xã của 6 huyện, thị xã. Ở Campuchia, cách biên giới khoảng 2 km có một điểm thu gom trâu bò hoạt động mang tính chất như chợ địa phương. 

Đây là nơi người dân Campuchia trao đổi, mua bán trâu bò với nhau. Mỗi ngày tập trung tại đây khoảng vài chục con, các trường hợp trâu bò nhập lậu trên địa bàn H.Tân Hưng (Long An) nằm sát biên giới đa số có nguồn từ chợ này. Cư dân biên giới thường có hoạt động trao đổi, mua bán động vật qua lại biên giới nhất là trâu bò với mục đích để nuôi vỗ béo và sau đó bán vào nội địa. Do không có quy định về kiểm dịch vận chuyển trong tỉnh, nên khó kiểm soát được việc trao đổi, mua bán, vận chuyển trâu bò giữa các địa phương trong tỉnh. Trên các huyện biên giới hiện có có 4 cơ sở thu gom heo đều đang hoạt động với nguồn heo nhập vào hoàn toàn đều từ các tỉnh khác về.

"Số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ và không thường xuyên. Các đối tượng lợi dụng đêm tối, móc nối với phía Campuchia và thuê mướn cư dân biên giới chia nhỏ gia súc lậu thành từng tốp 3 - 5 con để vận chuyển qua biên giới, sau đó sử dụng xe ô tô vận chuyển vào nội địa tiêu thụ. Quá trình vận chuyển, đối tượng tổ chức cảnh giới chặt chẽ, nhằm tránh bị phát hiện, bắt giữ", bà Khanh cho biết.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến nhấn mạnh: "Từ tháng 1 - 9, giá trị ngành chăn nuôi chiếm 26,7% trong tổng giá trị ngành nông nghiệp. Nếu vẫn còn tình trạng trâu, bò, heo, gà, vịt thì ngành chăn nuôi không thể phát triển. Để ngành chăn nuôi lớn mạnh thì không để bị phá hoại từ bên ngoài. Công tác ngăn chặn gia súc, gia cầm nhập lậu lâu nay các địa phương vẫn làm chủ yếu kiểu "ném đá ao bèo". Khi báo chí vào cuộc phản ánh thì làm cao trào nhưng sau đó lại bỏ đấy thì không ăn thua". 

Công tác chống buôn lậu, nhập lậu vô cùng quan trọng, vì việc này ảnh hưởng đến sức cạnh tranh, an toàn thực phẩm và kiểm soát dịch bệnh của ngành chăn nuôi nội địa. Do đó, hoạt động này cần được quan tâm đúng mực và đấu tranh quyết liệt.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Phùng Đức Tiến

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap